Cách bơi ếch không bị chìm, kỹ thuật đơn giản không phải ai cũng biết

Cách bơi ếch không bị chìm, kỹ thuật đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Đối với những người mới học bơi thì nên thực hiện thế nào cho đúng cùng thethaovanhoa.net tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. 

Theo các huấn luyện viên bơi lội thì với những người mới học bơi kỹ thuật bơi ếch là hình thức phù hợp nhất. Tuy nhiên nếu bạn vẫn mắc các lỗi sai trong bơi ếch sẽ khiến bạn bị mất sức, sặc nước, dễ mất thăng bằng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn kỹ thuật bơi ếch không bị chìm để cải thiện những lỗi sai trên.

1. Đạp chân đúng tư thế và đúng nhịp là cách bơi ếch không bị chìm

Trong khi học bơi khả năng điều phối sức và thực hiện động tác đúng kỹ thuật nhịp nhàng chiếm tỷ lệ 70% thành công trong quá trình học. Việc liên tục đạp chân mà không nắm được động tác sẽ khiến bạn mất sức nhanh và hạn chế quãng đường bơi của mình. Khi đó bạn cần trang bị và nắm được những cơ chế đẩy nước và điều chỉnh động tác đạp chân đúng kỹ thuật như sau :

Cách bơi ếch không bị chìm
Cách bơi ếch không bị chìm

Kỹ thuật đạp chân trong bơi ếch để không bị chìm 

  • Người tập co và mở hai gối rộng sang hai bên sao cho có thể tạo thành mặt phẳng với cơ thể. Lưu ý không được co gối xuống dưới hay là co về bụng vì sẽ dẫn tới tình trạng dễ bị chìm thân sau.
  • Khi thực hiện động tác co chân về không nên dùng quá nhiều sức lực hay gồng người.
  • Nhằm tạo lực cho cơ thể và không bị chìm cần giữ nguyên tư thế cổ chân khi đạp.
  • Nên khép hết chân và thả lỏng khi kết thúc động tác

2. Kỹ thuật quạt tay đúng kỹ thuật, dứt khoát để bơi ếch không chìm

Lưu ý khi quạt nước, thì lòng bàn tay hướng ra ngoài, khuỷu tay nâng lên. Quạt tay đồng thời chân duỗi thẳng ra sau. Để thành thạo thì học viên cần luyện tập các bước quạt tay trước rồi đến đạp chân, tiếp đó sẽ dần dần chuyển sang sự phối hợp nhịp nhàng giữa các động tác.

Để bơi ếch không bị chìm cần lưu ý những điều sau :

2.1. Xoay tay hướng ra ngoài để tạo lực tì nước khi thực hiện động tác quạt tay

Khi thực hiện động tác quạt tay, bạn cần dùng lực bàn tay thay vì dùng lực bả vai. Khi dùng lực bả vai thì sẽ không tạo được lực đẩy nước và bàn tay không thể tì nước khiến cơ thể khó di chuyển lên phía trước và lấy hơi.

2.2. Thực hiện động tác quạt tay dứt khoát, không quạt quá rộng hoặc quá hẹp

Trong quá trình quạt tay bạn không được để bàn tay chìm sâu xuống nước, như vậy sẽ khiến phần thân trên bị kéo xuống theo.

2.3. Đưa thẳng tay theo thân người

Một lưu ý để ếch không chìm là không được đưa tay hướng cắm xuống đáy bể. Vì tay bạn cũng giống như mũi thuyền, đầu đi theo hướng nào thì thân sẽ theo về đấy.

Xem thêm : Cách bơi ngửa, hướng dẫn kỹ thuật bơi ngửa đúng cách

3. Hít thở và lấy hơi đúng cách

Với bơi lội nguyên tắc đầu tiên cần nhớ để thành công chính là hít thở và lấy hơi. Khi lấy hơi bạn cần há miềng để khí oxi tự thổi vào bởi chênh lệch áp suất. Không cần há miệng quá to như thế sẽ phải hít và hóp bụng. Vì vậy bạn sẽ không có thời gian và dễ sặc nước.

Khi nổi, thả lòng phần đầu, mặt úp xuống nước, mắt nhìn xuống đáy bể sao cho đầu với thân người tạo thành đường thẳng.

Để ngẩng đầu lấy hơi đúng kỹ thuật bạn sẽ cần có thời gian luyện tập lâu dài, kiên trì để các có thể phối hợp nhịp nhàng các động tác đầu, tay, chân.

Để thở không bị chìm trong bơi ếch bạn cận lưu ý những điều sau :

  • Thở dưới nước bằng mũi trước khi ngửa mặt lên. Khi ngửa bạn chỉ cần hít vào. Động tác này sẽ giúp bạn đẩy hết nước ở mũi ra ngoài, tránh bị sặc khi ngửa lên.
  •  Khi hít vào cần lấy hơi sâu để cơ thể có thể nổi nhanh trên mặt nước và đặc biệt quan trọng cung cấp đủ oxi cho các cơ khớp hoạt động.

Trên đây là những hướng dẫn kỹ thuật để bơi ếch không bị chìm. Chúc bạn thành công với kỹ thuật bơi của mình.